Dòng Tiền Bất Động Sản Quá Kém Phải Chăng Do Thị Trường Thiếu Nhu Cầu?

Trong năm qua, những vấn đề thanh khoản ngày càng trầm trọng với các nhà phát triển BĐS của Việt Nam. Những chu kỳ bùng nổ và suy thoái BĐS thường xảy ra ở thị trường mới nổi, đặc trưng chung là vì việc xây dựng quá nhiều nhà ở mới nhưng thị trường nhà ở tại Việt Nam lại thiếu nguồn cung. Vì vậy, những vấn đề dòng tiền hiện tại của các nhà phát triển BĐS không phải là do thị trường thiếu nhu cầu, mà nhu cầu sở hữu nhà ở mới tại nước ta đang vượt xa nguồn cung hàng năm của đơn vị cung cấp. Hơn nữa, mức cho vay mua nhà ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 20%/GDP.

Vấn đề chủ yếu mà các nhà phát triển BĐS đang thật sự gặp phải là khó khăn trong việc đảo nợ. Đây là điều họ phải làm để hoàn thành những dự án còn tồn đọng và khoản vay.

Vấn đề về “lỗ hổng thanh khoản” này có thể sẽ được giải quyết bằng những chính sách của Chính phủ, chứ không phải là bằng tiền ngân sách. Bên cạnh đó, liệu nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng đáng kể trong thời gian sắp tới hay không? Sự chênh lệch lớn giữa cung – cầu với nhà ở mới tại Việt Nam liệu có ảnh hưởng gì tới câu chuyện dòng tiền vào thị trường? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn câu chuyện này trong bài viết ngày hôm nay: “Dòng tiền bất động sản quá kém phải chăng do thị trường thiếu nhu cầu?”.

1. Doanh nghiệp bất động sản “nghẹt thở” vì thiếu dòng tiền

Trong quý I/2023, nhiều nhà phát triển bất động sản đã triển khai những biện pháp giảm sâu giá bán và tăng chiết khấu (có nơi lên tới 45 – 50%) nhưng vẫn rất khó bán được hàng do hầu như không có người mua. Vì thế, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt, âm dòng tiền và thiếu thanh khoản nghiêm trọng.

Theo báo cáo của FiinRatings, trong quý I/2023, doanh thu của các nhà phát triển bất động sản giảm 6,46% và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so với cùng kỳ năm trước. “Tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong quý II và quý III/2023 lần lượt ở mức 36.200 tỷ đồng và 35.400 tỷ đồng. Đây là những con số lớn đáng kể so với tổng quy mô tín dụng phục vụ kinh doanh BĐS và năng lực tín dụng của doanh nghiệp BĐS hiện nay”.

Trong năm qua, những vấn đề thanh khoản ngày càng trầm trọng với các nhà phát triển BĐS của Việt Nam. Những chu kỳ bùng nổ và suy thoái BĐS thường xảy ra ở thị trường mới nổi, đặc trưng chung là vì việc xây dựng quá nhiều nhà ở mới nhưng thị trường nhà ở tại Việt Nam lại thiếu nguồn cung. Vì vậy, những vấn đề dòng tiền hiện tại của các nhà phát triển BĐS không phải là do thị trường thiếu nhu cầu, mà nhu cầu sở hữu nhà ở mới tại nước ta đang vượt xa nguồn cung hàng năm của đơn vị cung cấp. Hơn nữa, mức cho vay mua nhà ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 20%/GDP.

Vấn đề chủ yếu mà các nhà phát triển BĐS đang thật sự gặp phải là khó khăn trong việc đảo nợ. Đây là điều họ phải làm để hoàn thành những dự án còn tồn đọng và khoản vay.

Vấn đề về “lỗ hổng thanh khoản” này có thể sẽ được giải quyết bằng những chính sách của Chính phủ, chứ không phải là bằng tiền ngân sách. Bên cạnh đó, liệu nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng đáng kể trong thời gian sắp tới hay không? Sự chênh lệch lớn giữa cung – cầu với nhà ở mới tại Việt Nam liệu có ảnh hưởng gì tới câu chuyện dòng tiền vào thị trường? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn câu chuyện này trong bài viết ngày hôm nay: “Dòng tiền bất động sản quá kém phải chăng do thị trường thiếu nhu cầu?”.

1. Doanh nghiệp bất động sản “nghẹt thở” vì thiếu dòng tiền

Trong quý I/2023, nhiều nhà phát triển bất động sản đã triển khai những biện pháp giảm sâu giá bán và tăng chiết khấu (có nơi lên tới 45 – 50%) nhưng vẫn rất khó bán được hàng do hầu như không có người mua. Vì thế, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt, âm dòng tiền và thiếu thanh khoản nghiêm trọng.

Theo báo cáo của FiinRatings, trong quý I/2023, doanh thu của các nhà phát triển bất động sản giảm 6,46% và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so với cùng kỳ năm trước. “Tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong quý II và quý III/2023 lần lượt ở mức 36.200 tỷ đồng và 35.400 tỷ đồng. Đây là những con số lớn đáng kể so với tổng quy mô tín dụng phục vụ kinh doanh BĐS và năng lực tín dụng của doanh nghiệp BĐS hiện nay”.

©2022 Allrights reserved dcinvest.com

>